Thói quen trì hoãn - Dễ lây nhưng khó bỏ
Thói quen trì hoãn - Dễ lây nhưng khó bỏ
Trong một số trường hợp, thói quen trì hoãn đem lại một vài lợi ích ngắn hạn cho cảm xúc. Tuy nhiên, trì hoãn quá nhiều sẽ gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống, đặc biệt là tiến độ học tập và công việc.
Chúng ta thường có xu hướng chần chừ, kéo dài một việc làm trong vài giờ hoặc vài ngày, thậm chí là vài tuần hoặc lâu hơn. Thói quen trì hoãn bắt nguồn từ suy nghĩ “để mai làm cũng được” để thỏa mãn sự nghỉ ngơi nhất thời.
Về lâu dài, lặp lại thói quen trì hoãn này quá nhiều lần sẽ dẫn đến hậu quả sẽ cực kỳ khó giải quyết. Nó sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc của bản thân. Bạn sẽ bị dồn nhiều việc vào một khoảng thời gian cận chót ngắn ngủi để ép mình hoàn thành. Bởi vậy, bạn sẽ rơi vào trạng thái áp lực, stress cao và hiệu suất sẽ không được đảm bảo.
Vì thế, hệ thống giáo dục NQH sẽ chia sẻ đến bạn một số cách hữu ích giúp phá tan thói quen trì hoãn này trong bài viết lần này.
Lý do của thói quen trì hoãn
Đối lập với suy nghĩ chung, thói quen trì hoãn không nên đánh đồng với sự lười biếng. Đôi khi, bạn chỉ đơn giản thấy còn nhiều thời gian để làm việc này. Vì vậy, bạn trì hoãn nó và lựa chọn cuốn vào những hoạt động khác thu hút hơn, như xem bộ phim yêu thích chẳng hạn.
Trong trường hợp này, có thể nói “thói quen trì hoãn” nhiều lần sẽ khiến bạn trở nên “lười biếng”.
Một số lý do khiến bạn trì hoãn:
Mức độ yêu thích
Chúng ta có tâm lý là thích làm những công việc mà chúng ta yêu thích trước và để dành những công việc nhàm chán hơn làm sau cùng.
Sự phân tâm
Chúng ta sẽ dễ bị phân tâm và cuốn vào những thứ cuốn hút hoặc thuộc về sở thích riêng, (như lướt Tik Tok, xem phim, nghe nhạc, chơi game,... ) trong quá trình làm việc.
Sự áp lực và lo lắng quá độ
Công việc quá khó khăn hoặc quá căng thẳng khiến bạn cảm thấy quá sức hoặc gây ra sự lo âu thì chúng ta sẽ có xu hướng tránh né.
Ở trong môi trường “trì hoãn”
Bạn sẽ có khả năng bị ảnh hưởng nếu tiếp xúc hoặc làm việc chung lâu dài với một nhóm người cũng có thói quen trì hoãn đó.
Các cách phá tan thói quen trì hoãn
Tập cách đối diện
Thay vì lảng tránh và trì hoãn với sự áp lực, bạn hãy dần làm quen với việc chấp nhận đối diện với khó khăn.
Sự sẵn sàng đối diện với những cảm xúc tiêu cực đó có thể sẽ khó lúc ban đầu. Tuy nhiên, việc rèn luyện thái độ chấp nhận và tự trắc ẩn với chính mình sẽ giúp giảm thiểu stress, tăng sức chứa và chủ động hơn để đón nhận những trải nghiệm mới, từ đó thói quen trì hoãn được giảm bớt.
Tránh sự phân tán
Tác nhân chính của thói quen trì hoãn là dễ bị phân tán và mất tập trung. Cách giải quyết chính là loại bỏ những thú vui của mình. Thay vào đó, bạn hãy sắp xếp những thú vui đó sau giờ làm việc, như một cách tự thưởng cho bản thân.
Bắt đầu bằng “chiến thắng nhỏ”
Hoàn thành những việc nhỏ đơn giản nhất là cách dễ nhất để bạn tập giảm tối đa thói quen trì hoãn. Những hoàn thành nho nhỏ đó sẽ tạo ra cảm giác của những “chiến thắng nhỏ”, từ đó giúp bạn kích thích và truyền động lực cho những việc tiếp theo với cảm xúc hào hứng hơn.
Sự duy trì
Sự lặp lại nhiều lần mới có thể hình thành thói quen mới. Việc duy trì những tips lâu dài sẽ góp phần thay đổi thói quen trì hoãn của bạn.
Sẽ không sao cả nếu như có một vài lần “lỡ” trì hoãn. Bắt đầu lại ngay bây giờ sẽ luôn tốt hơn việc cứ dằn vặt bản thân chỉ vì mình đã trì hoãn.
Những góc nhìn trên chỉ có thể là tips giúp cá nhân tự nhận thức và thay đổi dần dần. Tuy nhiên, sẽ tuyệt vời hơn khi bạn có một tập thể cùng nhau thúc đẩy, ảnh hưởng tích cực lẫn nhau để vượt qua thói quen trì hoãn này.
Hệ thống giáo dục NQH chính là một tập thể điển hình có môi trường học tập và phát triển bản thân siêu tích cực như thế. Tại đây, mọi thành viên NQH đều sẽ cùng nhau trải qua mỗi ngày thật giá trị với trọn vẹn 5 giá trị cốt lõi: Khát Vọng - Niềm Tin - Yêu Thương - Biết Ơn - Làm Đến Cùng.
KHÁT VỌNG | Sống với mục tiêu phát triển |
NIỀM TIN | Sống với niềm tin vào chính mình |
YÊU THƯƠNG | Sống với tình thương yêu và thấu hiểu |
BIẾT ƠN | Sống với tâm thái trân trọng và hàm ơn |
LÀM ĐẾN CÙNG | Sống với ý chí kiên cường không bao giờ bỏ cuộc |
Một môi trường luôn hướng tới sự nâng tầm giá trị và phát triển tập thể vững mạnh sẽ là nơi lý tưởng để mỗi người nơi đây phá tan những rào cản bản thân, dù là nhỏ nhất như thói quen trì hoãn.
Họ luôn sẵn sàng trau dồi kiến thức, nâng cấp giá trị, hết mình cống hiến xã hội với chất lượng giáo dục tốt nhất cho thế hệ học sinh thân yêu .
—--------------------------------
Các bài viết liên quan:
NQH TUTOR | Training & Sharing Day: Nâng Cấp Lõi Giá Trị Của Nghề Giáo
TÍNH ĐA NHIỆM - Khía Cạnh Đặc Biệt Của Những Con Người NQH
Các mốc thời gian quan trọng trong xét tuyển đại học 2023