Gia Sư Và Thợ Dạy - Giá Trị Nhân Đạo Của Nghề Gia Sư
Gia Sư Và Thợ Dạy - Giá Trị Nhân Đạo Của Nghề Gia Sư
Gia sư là công việc nhiều bạn trẻ lựa chọn để làm thêm trong thời sinh viên nhưng người gia sư có đơn giản chỉ là một thợ dạy hay không? Hãy cùng Hệ thống Giáo dục NQH tìm hiểu về giá trị nhân đạo của nghề gia sư.
Thế nào là một người gia sư?
Gia sư hay còn gọi với cái tên thân thuộc là giáo viên dạy kèm, chuyên thực hiện công tác giảng dạy tại nhà hoặc trung tâm cho riêng một em hoặc một nhóm học sinh từ 2 - 5 bạn.
Khác với giáo viên trên trường, người gia sư không nhất thiết phải là một giáo viên hay học chuyên ngành sư phạm, chỉ cần họ có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm như giảng dạy, giao tiếp với học sinh là có thể trở thành một gia sư. Vì lý do đó mà ngày nay, gia sư được coi là một công việc làm thêm khá phổ biến trong giới sinh viên Việt Nam.
Với nhu cầu học kèm ngày càng tăng cũng như sự phổ biến của nghề gia sư ngày càng lan rộng, thật đáng buồn khi nó đang dần trở nên công nghiệp hóa và đánh mất dần giá trị nhân đạo của nghề gia sư.
Làm gia sư liệu có đơn giản?
Bước đầu để trở thành một người gia sư chính là bạn phải tự trang bị cho mình một lượng kiến thức chuyên môn vững chắc và kỹ năng sư phạm thật tốt.
Khi mình nói bất kỳ điều gì ra về bài học, nó đều phải mang tính chính xác cao. Có thể khi mình lỡ lời nói sai, học sinh không nhận ra vì các em không biết, nhưng nó sẽ để lại hậu quả về sau và chúng ta chính là người đã gây ra lỗi lầm đó. Vậy nên hãy chắc chắn mọi bài học mà bạn trao đến cho học sinh của mình là chính xác nhất có thể.
Khoảng cách giữa việc mình hiểu bài học và mình giảng lại bài học đó cho một người là rất xa. Đó cũng chính là lý do nhiều bạn học sinh thường nói nghe bạn bè giảng có khi còn dễ hiểu hơn giáo viên. Việc thường xuyên trau dồi kỹ năng sư phạm, đặc biệt là khả năng truyền tải là rất quan trọng.
Có rất nhiều cách để có thể luyện tập kỹ năng sư phạm như soạn một bài giảng chi tiết bao gồm cử chỉ, điệu bộ, lời nói trong giờ giảng và luyện tập nó trước gương hoặc bày thú bông, búp bê của mình ra để duyệt thử.
Tiếp theo là phải liên tục soạn giáo án cũng như cập nhật tài liệu học liên tục. Giáo dục gắn liền chặt chẽ với cuộc sống. Kiến thức không ngừng đổi mới và giáo dục cũng vậy. Đừng để những gì mình mang tới cho học sinh là những điều lỗi thời, việc cập nhật kiến thức mới cho học sinh cũng là một cách để bản thân mình liên tục được trau dồi những điều mới mẻ.
Bước cuối cùng và cũng là quan trọng nhất chính là mang giá trị nhân đạo của nghề gia sư tới từng buổi dạy.
Gia sư và thợ dạy
Nhiều người cho rằng người giáo viên dạy kèm cũng chỉ là một thợ dạy, chỉ có việc truyền tải kiến thức tới cho học sinh mà thôi. Thực chất, ai cũng có thể trở thành một thợ dạy. Một người học sinh lên cầm bài giảng đọc lại cho các bạn khác nghe cũng có thể được coi là một thợ dạy. Vậy thì gia sư và thợ dạy khác nhau ở điểm nào?
Giá trị nhân đạo của nghề gia sư
Giá trị nhân đạo của nghề gia sư cao cả hơn việc chỉ là một thợ dạy. Bất kể ai được gọi là giáo viên đều phải mang trên vai mình trọng trách của một người làm giáo dục, không ngoại trừ giáo viên dạy kèm.
Một người làm giáo dục chân chính là người không chỉ dừng lại ở việc trao đi kiến thức phổ thông mà còn là người hỗ trợ các em trong quá trình giáo dục bản thân.
Bản chất của giáo dục chính là giáo dục chính mình. Trước khi chúng ta muốn dạy dỗ ai đó bất cứ điều gì, bản thân chúng ta phải là người thực hiện điều đó trước tiên. Người làm giáo dục chân chính phải là người chủ động trong việc tự giáo dục và hoàn thiện bản thân mỗi ngày, trau dồi giá trị nhân đạo của nghề gia sư mỗi lúc.
Người gia sư có thể tác động rất nhiều tới các em học sinh. Dựa vào những bài học mà mình trao đến cho các em học sinh, những cảm xúc, tinh thần và câu chuyện mà chúng ta truyền tải vào bài giảng, nó có sức ảnh hưởng rất lớn trong quá trình học hỏi của học sinh và chuyển hóa thành những hành trang mà các em có thể áp dụng cho bản thân sau này.
Dựa vào sức ảnh hưởng của chính mình, giáo viên dạy kèm có thể lan tỏa giá trị nhân đạo của nghề gia sư bằng nhiều hoạt động và tư duy tích cực như: Đưa ra những giải pháp tích cực cho những vấn đề học sinh gặp phải, những động lực để cố gắng phát triển bản thân mỗi ngày, những thói quen tốt có thể rèn luyện như lên check list cho một ngày hay một tuần, tập thể dục,...tập biết ơn với những điều vui vẻ xảy ra hàng ngày.
Giá trị nhân đạo của nghề gia sư sẽ được thể hiện khi chúng ta nhìn thấy học sinh của mình tiến bộ hơn mỗi ngày và sau này dù không có mình đồng hành cùng, các em vẫn có thể tiến lên và thành công rực rỡ.
Thật tiếc khi ngày nay, nghề gia sư ngày càng bị công nghiệp hóa và giá trị nhân đạo của nghề gia sư không còn được coi trọng như trước. Không chỉ là ý thức của những bạn trẻ tập làm gia sư mà còn ở suy nghĩ xem nhẹ một giáo viên dạy kèm ở các phụ huynh.
Việc lựa chọn một người gia sư phù hợp không dừng lại ở học phí rẻ hay người quen. Nếu chỉ nhắm mắt chọn bừa thì nó cũng chỉ là việc tốn thời gian và tốn tiền của cho một trải nghiệm không vui vẻ.
Giá trị nhân đạo của nghề gia sư tại NQH TUTOR
Tại NQH TUTOR, giá trị nhân đạo của nghề gia sư được coi là một trong những tiêu chí tiên quyết để phát triển.
Đội ngũ gia sư của NQH TUTOR luôn được trang bị bộ kiến thức chuyên môn và kỹ năng giảng dạy vững chắc, được đào tạo qua các lớp học tư duy não bộ để có thể nhìn nhận vấn đề của các em học sinh, liên tục trau dồi bản thân bằng những thói quen tốt và tư duy tích cực thông qua việc đọc sách, viết check list, tập thể dục.
Đồng thời, NQH TUTOR còn hỗ trợ giảng dạy dựa trên lộ trình riêng cho các em học sinh, để kịp thời nhìn nhận các yếu điểm và phát triển thế mạnh của các em.
Liên hệ gia sư:
Inbox fanpage: Trung Tâm Gia Sư NQH TUTOR
Gọi đến hotline của NQH TUTOR: 1900 0097 phím số 5 hoặc SĐT: 0901 779 279 để được tư vấn chi tiết.
-------------------------------------------
Các bài viết liên quan:
Sức Ảnh Hưởng Của Giáo Viên Đối Với Học Sinh