Phương pháp giáo dục STEAM toàn diện cho con
Phương pháp giáo dục STEAM toàn diện cho con
Giáo dục toàn diện STEAM là phương pháp được áp dụng phổ biến vì tính hiệu quả cao và kết hợp liên ngành giúp rèn luyện kỹ năng trong giai đoạn đầu phát triển của con trẻ.
Bên cạnh các phương pháp giáo dục hiện đại khác, phương pháp STEAM đang là định hướng giáo dục được đa số ba mẹ đặc biệt quan tâm.
Vậy hãy cùng Hệ thống giáo dục NQH đào sâu và tìm hiểu phương pháp STEAM này và tìm cách phát huy tối đa lợi ích và ứng dụng hiệu quả cho con nhé.
Phương pháp STEAM là gì?
Phương pháp STEAM chính là thông qua việc sáng tạo để phát triển các kỹ năng, giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Đây là cụm từ chỉ 5 chuyên ngành chính mà trẻ cần xây dựng. Đó là Science – Khoa học (S); Technology – Công nghệ (T); Engineering – Kỹ thuật (E) và Mathematics – Toán học (M) và Art – Nghệ thuật (A).
STEAM mang đến cho trẻ hình thức học chủ động, sáng tạo, kích thích tò mò về mọi thứ xung quanh. Cách học này khác hẳn so với cách học truyền thống một chiều: giáo viên nói và học sinh chỉ ngồi nghe. Thông qua việc sáng tạo và các hình thức thực hành, con dần học và hoàn thiện kỹ năng mềm để có thể làm quen cách giải quyết vấn đề nhỏ trong cuộc sống xảy ra xung quanh con. Còn giáo viên chỉ hướng dẫn, bổ trợ thêm. Cách học này khuyến khích trẻ chủ động và hứng thú hơn khi học.
Nhờ việc lồng ghép các kỹ năng của các môn học với nhau, STEAM không chỉ giúp con nắm vững từ lý thuyết đến thực hành. Hơn thế, các con chủ động tìm tòi, sáng tạo, phát minh ra các sản phẩm khoa học sáng tạo, từ đó khơi gợi niềm hứng khởi và cảm xúc tích cực khi học cho con.
Đồng thời, các con liên tục nhận được sự sẵn sàng hỗ trợ từ việc theo dõi sâu sát, đồng hành của giáo viên và giúp đỡ con ở những phần kiến thức phức tạp.
Phương pháp giáo dục STEAM phù hợp với trẻ giai đoạn nào?
Hiện nay, Việt Nam đang ứng dụng phương pháp STEAM vào chương trình giảng dạy tại các trường mầm non trên cả nước. Thậm chí, bậc học Cao đẳng, Đại học cũng đã ứng dụng cách học này. Điều đó cho thấy sự sáng tạo của phương pháp này rất rộng rãi.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể nói tốt, nhận biết tư duy và biết bắt chước lời giáo viên mầm non thì mới có thể áp dụng hình thức học thông qua thực hành sáng tạo nên các sản phẩm.
Giai đoạn này, cô giáo sẽ là người bạn đồng hành chơi cùng con, tuyệt đối không làm thay con, chỉ hỗ trợ khi con cần, giúp con biết cách khám phá môn học theo cách của riêng mình. Cách học này hiệu quả và giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Trước đó, ba mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp STEAM tại nhà từ bé để con làm quen và kích thích trí tò mò của con đối với thế giới bên ngoài. Mỗi đồ vật trong gia đình đều có thể trở thành học cụ của phương pháp STEAM này.
Phương pháp STEAM giúp trẻ phát triển những kỹ năng nào?
Nhằm phát triển các kỹ năng thuộc 5 lĩnh vực là Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học và Nghệ thuật, phương pháp STEAM thực sự đã chinh phục được những phụ huynh khó tính nhất. Đây là phương pháp giúp trẻ có thêm những kỹ năng đặc biệt quan trọng trong cuộc sống bao gồm:
- Kỹ năng khoa học – Science (S): Môn này sẽ giúp các con hiểu được cách thức hoạt động và nguyên lý của những sự vật, sự việc trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó, các con biết vận dụng vào cuộc sống để thực hành trên thực tế. Ví dụ: Biết mưa tạo ra từ hơi nước bay lên, biết sấm tạo ra từ đâu để phòng tránh khi gặp…
- Kỹ năng Công nghệ – Technology (T): Với lĩnh vực này, trẻ được tiếp xúc với công nghệ cao, tiên tiến và hiện đại. Từ đó biết sáng tạo nên các mô hình hoặc sản phẩm khoa học chất lượng cao. Đó chính là ứng dụng mà Robotics mang đến trong phương pháp STEAM.
- Kỹ năng Kỹ thuật – Engineering (E): Giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ về cách thức sản xuất, vận hành một sản phẩm xung quanh đời sống. Từ đó, bé sẽ biết chế tạo, lắp ráp thành một mô hình hoàn chỉnh. Đó là ô tô, rô bốt, máy móc đơn giản phù hợp với độ tuổi của con.
- Kỹ năng Toán học – Mathematics (M): Các bé từ lớp mẫu giáo đã làm quen với Toán học. Với con số, chữ số và những phép tính cơ bản nhất giúp các bé hứng thú hơn với môn học này. Đồng thời giúp xây dựng nền tảng để các con ứng dụng vào thực tế cuộc sống, tăng phản xạ và tương tác với Toán.
- Kỹ năng Nghệ thuật – Art (A): Đây chính là yếu tố phân biệt phương pháp Steam với phương pháp STEM. Nếu như các phương pháp trên thiên về con người, trí tuệ, trí thông minh thì phương pháp này chú trọng đến nghệ thuật. Tức là các con được tự do sáng tạo nghệ thuật để khám phá thế giới. Điều này mới lạ và thú vị hơn nhiều.
Qua đây có thể nhận thấy phương pháp STEAM thực sự đang mang lại nhiều lợi ích, chắc hẳn nhiều phụ huynh muốn tìm hiểu để áp dụng cho con yêu.
Những lợi ích vượt trội của STEAM
Ngoài việc xây dựng kỹ năng quan trọng để thành công hơn trong cuộc sống thì các con khi tiếp xúc với phương pháp STEAM sẽ được những lợi ích tích cực như sau:
Truyền cảm hứng học tập cho trẻ
Khác với lối dạy một chiều cũ, học sinh bị động hoàn toàn, chỉ tiếp thu kiến thức 1 chiều từ người dạy với khối kiến thức khổng lồ. Khi các bé học theo phương pháp STEAM thì chính con sẽ là người chủ động tiếp xúc với môn học.
Khi đó sẽ truyền cảm hứng học tiếp đến trẻ, giúp trẻ xem việc học Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học hay Nghệ thuật là một niềm vui. Từ đó, kích thích các con đam mê học tập, sáng tạo và tìm tòi những điều mới lạ xung quanh cuộc sống.
Học hiệu quả qua các tình huống cụ thể
Nhờ thực hành kiến thức đã được dạy trực tiếp, các con sẽ được học qua các tình huống cụ thể. Từ đó, các con biết cách ứng dụng lý thuyết vào thực tế giúp nhớ lâu và biết xử lý tình huống nhạy bén hơn.
Ví dụ, trẻ được học cách tính toán quả táo trong giỏ với phép cộng. Từ đây, các con biết ứng dụng để tính những loại quả khác trong cuộc sống mỗi ngày.
Khơi gợi khả năng sáng tạo và niềm đam mê của con
Phương pháp STEAM khơi gợi và cho phép bé học bằng cách sáng tạo nghệ thuật. Từ đó, các con được giáo viên hướng dẫn tiếp thu kiến thức: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học bằng cách tự mình khám phá chúng.
Vì thế, phương pháp này có tác dụng kích thích khơi gợi khả năng sáng tạo và niềm đam mê vô tận của con. Quan sát con cha mẹ sẽ biết được trẻ thích gì để đầu tư đúng đắn và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bé.
Trẻ được vừa học vừa chơi
Học trong phương pháp này trở nên thú vị hơn nhiều, bé học không bị nhàm chán khi phải ngồi cả buổi nghe cô nói lý thuyết. Thay vào đó, các con sẽ được vừa học vừa chơi, vừa sáng tạo vừa tiếp thu kiến thức.
Bởi vậy, để học được theo cách này, giáo viên cần chuẩn bị nhiều học cụ, đồ vật và sản phẩm tương tác trực tiếp. Trẻ sẽ được học trong môi trường vui vẻ, tự do, tự nguyện chứ không bị ép buộc như trước đây. Cách học này mang đến năng lượng tích cực nên trẻ rất thích.
3 cách dạy trẻ theo phương pháp STEAM tại nhà dễ dàng ba mẹ nên biết
Để áp dụng phương pháp giáo dục mới chuyển tiếp của phương pháp STEM này, ba mẹ có thể áp dụng 3 cách dạy trẻ theo phương pháp STEAM tại nhà vô cùng đơn giản như sau:
- Giới thiệu những đồ vật, con vật trong nhà trong cuộc sống hằng ngày: Mỗi ngày, ba mẹ có thể giới thiệu cho con về một số đồ vật, vật dụng, con vật trong nhà. Đồng thời, giới thiệu và giải thích cho con, đồ vật đó làm bằng nguyên liệu gì, công dụng gì, có cách sản xuất ra sao. Ví dụ: Đây là cái nồi, làm bằng nhôm dùng để nấu thức ăn….vv.
- Chơi trò chơi sáng tạo nghệ thuật tại nhà với con từ những vật dụng sẵn có trong gia đình: Ba mẹ có thể ứng dụng từ giấy, bìa, chai… để làm ra các sản phẩm nghệ thuật khoa học có tính ứng dụng thực tế. Đây chính là cách để khơi gợi sức sáng tạo thực hành của bé ngay tại nhà vô cùng đơn giản.
- Chơi trò chơi đố vui: Cách này giúp tạo môi trường cho trẻ kích thích khả năng tư duy và nhận thức. Phương pháp STEAM đòi hỏi bé có sự phản xạ, giải quyết tình huống nhanh nhạy. Bởi vậy, cha mẹ nên đặt thật nhiều câu hỏi, thắc mắc để con tư duy, suy nghĩ. Từ đó, trí não của con được phát triển toàn diện ở cả 2 bán cầu trái và phải tốt hơn.
Xu hướng phát triển theo phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non
Việt Nam ngày càng phổ biến nhiều trường mầm non tư nhân cao cấp ứng dụng phương pháp giáo dục hiện đại này. Theo đó, xu hướng phát triển theo phương pháp STEAM trong giáo dục cho trẻ mẫu giáo đang có nhiều biến chuyển.
Nhờ có phương pháp giáo dục này, nhiều giáo viên mầm non đã học được nhiều kỹ năng mềm quan trọng. Đó là kỹ năng hợp tác trong làm việc nhóm, quản lý thời gian, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, tư duy chiến lược hiệu quả hơn.
Đặc biệt, đối với một em bé mẫu giáo thì học theo STEAM giúp bé chủ động trong học tập. Bé học thông qua việc quan sát và thực hành trực quan sau khi giáo viên làm mẫu. Nhờ đó, bé nhớ lâu hơn, học kiến thức sâu hơn, hiểu được bản chất của vấn đề.
Không cần giải thích quá nhiều, bé vẫn hiểu và giải thích được nhiều hiện tượng trong cuộc sống. Điều này vô cùng quan trọng cho sự phát triển kỹ năng trong tương lai.
Đánh giá ưu và nhược điểm của phương pháp giáo dục STEAM
Tương tự như phương pháp giáo dục khác thì phương pháp STEAM mang đến cho người học những lợi ích và một vài hạn chế. Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp mà các ba mẹ cần tìm hiểu trước khi áp dụng cho con.
Ưu điểm:
- Có khả năng kích thích tiềm năng sáng tạo của trẻ, đặc biệt với những trẻ ở độ tuổi trước khi học mẫu giáo, mầm non.
- Tạo nền tảng để con học được nhiều kỹ năng mềm quan trọng về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật, toán học, giúp con có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn.
- Tăng hứng thú đam mê với việc học, giúp con chủ động hơn khi tiếp cận môn học.
- Tạo môi trường lý tưởng để bé trai và bé gái được học tập, thúc đẩy bình đẳng giới.
- Giúp con tiếp thu kiến thức khoa học bài bản mà không cần nhớ quá nhiều lý thuyết suông như trước kia.
- Hạn chế tối đa việc giáo viên can thiệp vào quá trình tiếp xúc kiến thức, giúp con vừa chơi vừa học thoải mái hơn.
Nhược điểm:
- Không có tiêu chuẩn đánh giá giáo viên áp dụng phương pháp này nên khó quản lý hiệu quả.
- Không thể khắc phục hết được những thiếu sót của phương pháp giáo dục truyền thống.
Lưu ý khi dạy trẻ theo phương pháp STEAM
Để áp dụng phương pháp STEAM vào thực tế thì các ba mẹ cần chú ý những điểm dưới đây để thực hiện hiệu quả, tránh áp dụng sai ảnh hưởng tiêu cực đến bé.
Đặt câu hỏi để trẻ tư duy
Ba mẹ không nên sử dụng câu hỏi “CÓ hoặc KHÔNG” mà nên thay bằng những câu hỏi mở để khơi gợi tư duy và sự phản biện của con. Bởi vì, khi cho con có cơ hội thể hiện suy nghĩ của mình, con có quyền sáng tạo với những kiến thức mà con tiếp thu được.
Ví dụ: Thay vì hỏi “Đây có phải là bóng đèn không?” thì ba mẹ nên hỏi rằng “con biết gì về cái bóng đèn” “Bóng đèn được sản xuất như thế nào nhỉ?”… để con tự lý giải và trả lời. Dần dần kỹ năng giao tiếp, phản biện, tư duy, giải thích, xử lý tình huống tốt hơn.
Áp dụng trải nghiệm thực tế
Ba mẹ nên áp dụng những trải nghiệm thực tế, tình huống cụ thể để con xử lý và sáng tạo. Đây chính là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định độ thành công của phương pháp STEAM trên thực tế. Theo đó, nếu ba mẹ cho con quan sát thí nghiệm, sự thay đổi sự vật bé sẽ hứng thú và tiếp thu tốt hơn.
Bởi vì, đó chính là đặc điểm của trẻ ở giai đoạn mẫu giáo, mầm non. Bé muốn quan sát việc bật bóng đèn thay vì ngồi nghe lý thuyết về đặc điểm của chiếc bóng đèn.
Hãy coi con là người trưởng thành
Để cho con có cơ hội trở thành người trưởng thành trong các hoạt động. Thời điểm này, bé muốn bắt chước làm người lớn nên cha mẹ nên tìm mỗi trường lý tưởng để con được trải nghiệm vị trí đó.
Đó có thể là giáo viên, bác sĩ, phi hành gia, phi công, kỹ sư…. để bé được trải nghiệm và cảm nhận. Từ đó bé sẽ học được nhiều kiến thức thú vị nhờ phương pháp STEAM.
Có thể nói phương pháp STEAM rất hữu ích và ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Ba mẹ nên tham khảo và áp dụng cho bé.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể cho con theo học tại Trung tâm Anh ngữ Thiếu nhi NQH JUNIOR để con được trải nghiệm một môi trường học toàn diện không kém.
Vừa được hình thành ngôn ngữ một cách tự nhiên, vừa được áp dụng những phương pháp học tập qua kỹ năng bằng các trò chơi, thực hành thỏa sức sáng tạo, giúp con kích thích đa giác quan: SEE - HEAR - DO - FEEL.
Nhờ đó, năng lực học tập của con được cải thiện và phát triển vượt trội và phát huy tối đa tiềm năng của con.
-------------------
Các bài viết liên quan:
TÍNH ĐA NHIỆM - Khía Cạnh Đặc Biệt Của Những Con Người NQH