1900 0097
  • GIỚI THIỆU
    • TỔNG QUAN VỀ NQH
    • NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP
    • GIÁ TRỊ CỐT LÕI
  • HỆ THỐNG THÀNH VIÊN
    • NQH CẤP 3
    • NQH CẤP 2
    • NQH IELTS
    • NQH ENGLISH
    • NQH TUTOR
    • NQH SKILL
  • THƯ VIỆN
    • NQH CẤP 2
    • NQH CẤP 3
    • NQH IELTS
    • NQH TUTOR
    • NQH JUNIOR
    • NQH SKILL
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN
    • VIDEO
    • HOẠT ĐỘNG NQH
    • HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
  • Liên hệ
  1. Trang chủ
  2. 3 Trạng Thái Tâm Lý Gây Cản Trở Học Tập

3 Trạng Thái Tâm Lý Gây Cản Trở Học Tập

3 Trạng Thái Tâm Lý Gây Cản Trở Học Tập

18/05/2025

Cùng Hệ thống giáo dục NQH điểm danh 3 loại trạng thái tâm lý thường gặp gây cản trở trong học tập và tìm ra giải pháp xử lý những trạng thái như trên.

Trong quá trình học tập, các bạn sẽ thường xuyên gặp rất nhiều vấn đề với hàng loạt câu hỏi tại sao. Ví dụ như tại sao cảm thấy mình không giỏi một thứ gì? Tại sao sau kiểm tra lại quên nhanh chóng những gì đã học? 

Nếu đó là vấn đề bạn hay gặp, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu đưa ra lời giải đáp thông qua những trạng thái tâm lý dưới đây. 

Dunning-Kruger 

Hiệu ứng Dunning-Kruger là một loại thiên kiến nhận thức khi mỗi người tự đánh giá khả năng của bản thân cao hơn trình độ thực tế của chính họ.

Khái niệm này được nghiên cứu bởi hai nhà tâm lý học David Dunning và Justin Kruger vào năm 1999. Kết quả được rút ra từ nghiên cứu về trạng thái tâm lý này bao gồm sự ảo tưởng về bản thân và nhận thức về bản thân thấp. 

Các nghiên cứu còn cho rằng những người có khả năng thấp thường đánh giá rất cao khả năng của bản thân, cũng như thất bại trong việc tự phát hiện ra điểm mạnh và điểm yếu. Theo nhà tâm lý học Dunning, việc này có thể dẫn đến 2 vấn đề:

  • Thiếu hụt kỹ năng và chuyên môn dẫn đến chất lượng công việc kém khi hoạt động ở lĩnh vực mà mình không đủ năng lực.
  • Sự sai lệch kiến thức khiến chúng ta không thể nhận ra được lỗi sai của mình.

Hiệu ứng Dunning-Kruger

Các giai đoạn của trạng thái tâm lý Dunning-Kruger:

Để hình dung rõ hơn về trạng thái tâm lý này, hãy theo dõi đồ thị dưới đây để thấy sự biến đổi về mức độ tự tin của một người trong mỗi giai đoạn.

  • Giai đoạn 1 – “Đỉnh cao của sự ngu ngốc” (Peak of Mount Stupid): Đây là lúc sự tự tin tăng dần cùng lượng kiến thức họ có và thậm chí, họ lại trở nên tự tin quá đà với thông tin mới sở hữu này.
  • Giai đoạn 2 – “Thung lũng tuyệt vọng” (Valley of Despairs): Sau khi nhận ra khả năng thật sự của bản thân, bạn rơi vào sự buồn bã và chuỗi ngày thất vọng vì chính mình. 
  • Giai đoạn 3 – “Sườn dốc khai sáng” (Slope of Enlightenment): Từng bước, họ sẽ học hỏi và mở rộng thêm kiến thức. Lúc này đây, con người sẽ không còn cái tự cao như ngày trước mà sẽ chỉ có khao khát được phát triển.
  • Giai đoạn 4 - “Cao nguyên bền vững” (Plateau of sustainability): Đó là lúc ta đã trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này, thấu hiểu đến những vấn đề cốt lõi.

Cách hạn chế trạng thái tâm lý này

  • Lắng nghe nhiều hơn 

Hãy mở lòng, lắng nghe và đón nhận những nhận xét từ những người xung quanh, có như vậy bạn mới biết được thêm các góc nhìn khách quan hơn về chính khả năng của bản thân bạn.

  • Không ngừng học hỏi

Đừng quên chuẩn bị cho bản thân một tâm thế sẵn sàng học hỏi với bất cứ ai, từ bất kì đâu. 

  • Tập tư duy phản biện

Học cách tự phản bác lại bằng facts và bằng chứng cho một luận điểm do chính mình đưa ra cũng là một cách để tôi luyện bản thân cũng như tránh việc tự mình kết luận một cách không có giá trị. 

Primacy and Recency 

Hiệu ứng Primacy and Recency miêu tả một trạng thái tâm lý bỏ qua những thông tin ở giữa và có mức độ ghi nhớ lâu hơn những thông tin ở đầu và ở cuối. 

Ví dụ trong một danh sách từ vựng cần nhớ, những từ nằm ở đầu thường được nhớ tốt hơn vì tần suất lặp lại để cố nhớ chúng sẽ nhiều hơn so với những từ khác. Điều này giúp bộ não chúng ta có thể "cất giữ" chúng trong trí nhớ dài hạn. 

Những từ cuối cùng được nhớ tốt hơn vì vừa mới được cập nhật vào bộ nhớ nên sẽ được dễ dàng thuật lại ngay sau đó, nhờ vào khả năng của bộ não có thể lưu trữ tối đa 7 đề mục trong trí nhớ ngắn hạn.

Nhờ 2 trạng thái trên dẫn đến xu hướng chỉ tập trung vào ghi nhớ hay ấn tượng với thông tin đầu và cuối. Do đó, chúng ta dễ dàng bỏ qua những thông tin ở giữa. Vì thế, vấn đề là  thông tin thu nạp vào có thể bị thiếu sót và không mang tính toàn diện. 

Hiệu ứng Primacy and Recency

Cách hạn chế trạng thái tâm lý này

  • Đưa ra những kết luận nhỏ

Sau mỗi đoạn thông tin, viết một kết luận hoặc tóm tắt nhỏ trước khi bước qua một đoạn thông tin mới có thể giúp bạn ghi nhớ nhanh và tổng quát hơn

  • Kiểm tra giữa giờ học

Thay vì học hết một lượt trong một lần, thì hãy học một nửa những gì cần học rồi tự kiểm tra xem mình đã nhớ hết chưa trước khi tiếp tục nửa còn lại.

Confirmation bias

Confirmation bias (hay còn gọi là thiên kiến xác nhận) là trạng thái tâm lý tìm kiếm thông tin để củng cố suy nghĩ, niềm tin của bản thân. Điều này diễn ra khi bạn chỉ tập trung bổ trợ niềm tin của mình mà bỏ qua các thông tin khác có nội dung trái chiều. 

Ví dụ, khi bạn thực hiện một nghiên cứu khoa học, cùng với một giả thuyết được đặt ra, bạn dễ có xu hướng tìm kiếm và phân tích những thông tin ủng hộ giả thuyết đó. Kết quả, bài nghiên cứu có thể không phản ánh được sự thật khách quan. 

Thậm chí, cho dù bạn có tư duy cởi mở và luôn quan sát kỹ trước khi đưa ra kết luận, những kết luận của bạn vẫn có khả năng thiên vị. 

Confirmation bias (hay còn gọi là thiên kiến xác nhận)

Cách hạn chế trạng thái tâm lý này

Cách duy nhất để giảm bớt sự thiên vị và suy nghĩ củng cố cho quan điểm vốn có chính là tư duy phản biện. Dưới đây là một vài cách tập luyện tư duy phản diện: 

  • Luôn tò mò và đặt câu hỏi.
  • Tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn. 
  • Phân tích đa diện với tư duy mở. 
  • Thảo luận với nhiều người khác nhau để gom nhặt nhiều góc nhìn của họ.

 


Các bài viết liên quan: 

Sức Ảnh Hưởng Của Giáo Viên Đối Với Học Sinh

Thói quen trì hoãn - Dễ lây nhưng khó bỏ

Vì sao giới trẻ cần được giáo dục luật pháp càng sớm càng tốt?

Danh mục
VIDEO
HOẠT ĐỘNG NQH
HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
Bài viết nổi bật
Hành Trình Nối Dài Vòng Tròn Cho Nhận: Văn Hóa Tử Tế Tại NQH
11/04/2025
Hệ Thống Giáo Dục NQH Ghi Dấu Ấn Trên Các Trang Báo Uy Tín
07/04/2025
Cuộc thi “Xây dựng cuộc sống an toàn”
24/03/2025
Hành Trình Trao Tặng Học Bổng Tại Làng May Mắn
02/04/2025
Talkshow “Global Citizen - Cơ Hội Trong Thời Đại AI”
05/04/2025
Hệ Thống Anh Ngữ NQH Khai Trương Cơ Sở Thứ 10
30/03/2025
Chuyến Xe Lan Tỏa Yêu Thương Giữa Lòng Sài Gòn
15/02/2025
Chung Tay Hỗ Trợ Thiệt Hại Hỏa Hoạn Gia Đình Cô 7
02/03/2025
Bài viết khác
09/01/2024
NQH Tài Trợ Và Tham Dự Lễ Khánh Thành Đường Đal Ngã Cạy Tỉnh Đồng Tháp
04/04/2023
3 Lý Do Con Nên Học Ngoại Ngữ Sớm Ba Mẹ Cần Biết
23/08/2023
Trao Thưởng Lễ Tổng Kết Hè 2023 Phường Tân Thành
20/03/2023
Thói quen trì hoãn - Dễ lây nhưng khó bỏ
02/04/2025
Hành Trình Trao Tặng Học Bổng Tại Làng May Mắn
28/11/2022
#NQHHoạtĐộngThiệnNguyện | [Hành trình nối dài Vòng tròn Cho - Nhận] - Tháng 11 yêu thương mãi nhớ!
TTTM Pandora, 1/1 Đường Trường Chinh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh
1900 0097
nqhedusystem@gmail.com
GIỚI THIỆU
HỆ THỐNG THÀNH VIÊN
THƯ VIỆN
TIN TỨC - SỰ KIỆN
© Designed & Developed by TEDFAST